Trong xa cách, tình yêu ví như ngọn lửa trong gió. Gió sẽ thổi tắt ngọn lửa nhỏ và thổi bùng thành đám cháy lớn.
23 thg 12, 2009
Vạn Lý Tình
Cảm xúc đặc trưng của tình yêu là nhớ nhung.
Xa nhau nhớ đã đành, gần nhau trong gang tấc, cách nhau dậu mồng tơi cũng nhớ.
Thương nhau, nhớ. Thậm chí khi người ta bội bạc, ta cũng không thể quên.
VẠN LÝ TÌNH
Người ở bên trời, ta ở đây
Chờ mong phương nọ, ngóng phương này
Tương tư đôi chốn tình ngàn dặm
Vạn lý sầu lên núi tiếp mây
Nắng đã xế về bên xứ bạn
Chiều mưa trên bãi, nước sông đầy
Trông vời bốn phía không nguôi nhớ
Dơi động hoàng hôn thấp thoáng bay.
cơn gió hiu hiu chiều tiển biệt
Xa nhau chỉ biết nhớ vơi ngày
Chiếu chăn không ấm người nằm một
Thương bạn chiều hôn sầu gối tay.
Huy Cận
18 thg 12, 2009
Màu hoa kỉ niệm
Ta xa nhau mấy mùa rồi em nhỉ?
Đã bao giờ em chợt nhớ tới người xưa
Thời gian trôi qua đắp bồi thêm nổi nhớ
Từng chiếc lá mùa thu rơi rụng trước sân nhà
Em! Đóa Ngọc Lan dịu mát của lòng anh
Anh vẫn nghe đâu đây làn hương bay bối rối
Từng cánh trắng tuổi thơ xa hút phía chân trời
Hoa giấy nở tím hoàng hôn như nhắc:
Có một thời ta tha thiết yêu nhau
Em ở phương trời nào? Cho anh thầm tưởng nhớ
Nhìn áo trắng ai qua chạnh nhớ dáng em gầy
Mênh mông biển mắt chiều nay cho lòng anh bối rối!
Hiu hắt giọt buồn rơi trong tiếng guitar
Đã bao lần anh mất hút dáng em qua
Tà áo trắng nhạt nhòa trong bóng nắng
Con đường cũ băng khuân dấu chân em một thuở
Để đến bây giờ hoa tím vẫn rơi rơi
Hoa của lòng anh hay hoa của đất trời?
Mà từ dạo anh đi sắc tím thành xa vắng
Anh giật mình mỗi lần qua ngõ nhỏ
Sợ cánh hoa kia vương xuống vai mình
Chiều nay đi trong kỉ niệm mênh mông
Anh bỗng thèm nghe tiếng cười em quá
Thèm một lần đạp xe hối hả
Sắp lỡ hẹn rồi em có giận anh không?
Em đi xa khi thành phố chớm vào đông
Bao thương nhớ vương theo cánh thiệp hồng ở lại
Ôi! Nổi nhớ của lòng anh một thuở!
Từ dạo bước theo người phương ấy có buồn không?
Để mình anh day dứt vết thương lòng
Màu hoa tím năm nào giờ tan vỡ
Phía sau nụ cười là xôn xao, nổi nhớ
câu thơ lặng thầm cho chao đảo gió heo may
Em xa rồi kỉ niệm vẫn nằm đây.
Anh đau đáu dõi theo phương trời xa ấy.
Em vẫn ví cuộc đời như nước chảy
CÁnh lục bình trôi mãi biết về đâu?
Phố nhỏ chiều nay tím ngắt một sắc màu.
Càfê muối
Anh gặp nàng trong một bữa tiệc. Nàng vô cùng xinh xắn và dễ thương... Biết bao chàng trai theo đuổi nàng trong khi anh chỉ là một gã bình thường chẳng ai thèm để ý. Cuối bữa tiệc, lấy hết can đảm, anh mời nàng đi uống cafe. Hết sức ngạc nhiên, nhưng vì phép lịch sự nàng cũng nhận lời.
Họ ngồi im lặng trong một quán cafe. Anh quá run nên không nói được câu nào. Cô gái bắt đầu cảm thấy thật buồn tẻ và muốn đi về... Chàng trai thì cứ loay hoay mãi với cốc cafe, cầm lên lại đặt xuống... Đúng lúc cô gái định đứng lên và xin phép ra về thì bất chợt chàng trai gọi người phục vụ: "Làm ơn cho tôi ít muối vào tách cafe". Gần như tất cả những người trong quán nước đều quay lại nhìn anh... Cô gái cũng vô cùng ngạc nhiên. Nàng hỏi anh tại sao lại có sở thích kì lạ thế. Anh lúng túng một lát rồi nói: "Ngày trước nhà tôi gần biển. Tôi rất thích nô đùa với sóng biển, thích cái vị mặn và đắng của nước biển. Vâng, mặn và đắng - giống như cafe cho thêm muối vậy... Mỗi khi uống cafe muối như thế này, tôi lại nhớ quê hương và cha mẹ mình da diết...". Cô gái nhìn anh thông cảm và dường như nàng rất xúc động trước tình cảm chân thành của anh. Nàng thầm nghĩ một người yêu quê hương và cha mẹ mình như thế hẳn phải là người tốt và chắc chắn sau này sẽ là một người chồng, người cha tốt... Câu chuyện cởi mở hơn khi nàng cũng kể về tuổi thơ, về cha mẹ và gia đình mình...
Khi chia tay ra về, cả hai cùng cảm thấy thật dễ chịu và vui vẻ. Và qua những cuộc hẹn hò về sau, càng ngày cô gái càng nhận ra chàng trai có thật nhiều tính tốt. Anh rất chân thành, kiên nhẫn và luôn thông cảm với những khó khăn của cô. Và... như bao câu chuyện kết thúc có hậu khác, hai người lấy nhau. Họ đã sống rất hạnh phúc trong suốt cuộc đời. Sáng nào trước khi anh đi làm, nàng cũng pha cho anh một tách cafe muối...
Nhưng khác những câu chuyện cổ tích, câu chuyện này không dừng ở đó. Nhiều năm sau, đôi vợ chồng già đi, và người chồng là người ra đi trước... Sau khi anh chết, người vợ tìm thấy một lá thư anh để lại. Trong thư viết: "Gửi người con gái mà anh yêu thương nhất! Có một điều mà anh đã không đủ can đảm nói với em. Anh đã lừa dối em, một lần duy nhất trong cuộc đời... Thực sự là ngày đầu tiên mình gặp nhau, được nói chuyện với em là niềm sung sướng đối với anh. Anh đã rất run khi ngồi đối diện em... Lúc đó anh định gọi đường cho tách cafe nhưng anh nói nhầm thành muối. Nhìn đôi mắt em lúc đó, anh biết mình không thể rút lại lời vừa nói nên anh đã bịa ra câu chuyện về biển và cafe muối. Anh không hề thích và chưa bao giờ uống cafe muối trước đó! Rất nhiều lần anh muốn nói thật với em nhưng anh sợ... Anh đã tự hứa với mình đó là lần đầu và cũng là lần cuối anh nói
dối em. Nếu được làm lại từ đầu, anh vẫn sẽ làm như vậy... để được có em và để được uống tách cafe muối em pha hàng ngày suốt cuộc đời anh... Anh yêu em!".
Mắt người vợ nhòa đi khi đọc đến những dòng cuối lá thư. Bà gấp bức thư lại và chầm chậm đứng lên, đi pha cho mình một tách cafe muối... Nếu bây giờ có ai hỏi bà cafe muối có vị như thế nào, bà sẽ nói cho họ biết: Nó rất ngọt!!!
Họ ngồi im lặng trong một quán cafe. Anh quá run nên không nói được câu nào. Cô gái bắt đầu cảm thấy thật buồn tẻ và muốn đi về... Chàng trai thì cứ loay hoay mãi với cốc cafe, cầm lên lại đặt xuống... Đúng lúc cô gái định đứng lên và xin phép ra về thì bất chợt chàng trai gọi người phục vụ: "Làm ơn cho tôi ít muối vào tách cafe". Gần như tất cả những người trong quán nước đều quay lại nhìn anh... Cô gái cũng vô cùng ngạc nhiên. Nàng hỏi anh tại sao lại có sở thích kì lạ thế. Anh lúng túng một lát rồi nói: "Ngày trước nhà tôi gần biển. Tôi rất thích nô đùa với sóng biển, thích cái vị mặn và đắng của nước biển. Vâng, mặn và đắng - giống như cafe cho thêm muối vậy... Mỗi khi uống cafe muối như thế này, tôi lại nhớ quê hương và cha mẹ mình da diết...". Cô gái nhìn anh thông cảm và dường như nàng rất xúc động trước tình cảm chân thành của anh. Nàng thầm nghĩ một người yêu quê hương và cha mẹ mình như thế hẳn phải là người tốt và chắc chắn sau này sẽ là một người chồng, người cha tốt... Câu chuyện cởi mở hơn khi nàng cũng kể về tuổi thơ, về cha mẹ và gia đình mình...
Khi chia tay ra về, cả hai cùng cảm thấy thật dễ chịu và vui vẻ. Và qua những cuộc hẹn hò về sau, càng ngày cô gái càng nhận ra chàng trai có thật nhiều tính tốt. Anh rất chân thành, kiên nhẫn và luôn thông cảm với những khó khăn của cô. Và... như bao câu chuyện kết thúc có hậu khác, hai người lấy nhau. Họ đã sống rất hạnh phúc trong suốt cuộc đời. Sáng nào trước khi anh đi làm, nàng cũng pha cho anh một tách cafe muối...
Nhưng khác những câu chuyện cổ tích, câu chuyện này không dừng ở đó. Nhiều năm sau, đôi vợ chồng già đi, và người chồng là người ra đi trước... Sau khi anh chết, người vợ tìm thấy một lá thư anh để lại. Trong thư viết: "Gửi người con gái mà anh yêu thương nhất! Có một điều mà anh đã không đủ can đảm nói với em. Anh đã lừa dối em, một lần duy nhất trong cuộc đời... Thực sự là ngày đầu tiên mình gặp nhau, được nói chuyện với em là niềm sung sướng đối với anh. Anh đã rất run khi ngồi đối diện em... Lúc đó anh định gọi đường cho tách cafe nhưng anh nói nhầm thành muối. Nhìn đôi mắt em lúc đó, anh biết mình không thể rút lại lời vừa nói nên anh đã bịa ra câu chuyện về biển và cafe muối. Anh không hề thích và chưa bao giờ uống cafe muối trước đó! Rất nhiều lần anh muốn nói thật với em nhưng anh sợ... Anh đã tự hứa với mình đó là lần đầu và cũng là lần cuối anh nói
dối em. Nếu được làm lại từ đầu, anh vẫn sẽ làm như vậy... để được có em và để được uống tách cafe muối em pha hàng ngày suốt cuộc đời anh... Anh yêu em!".
Mắt người vợ nhòa đi khi đọc đến những dòng cuối lá thư. Bà gấp bức thư lại và chầm chậm đứng lên, đi pha cho mình một tách cafe muối... Nếu bây giờ có ai hỏi bà cafe muối có vị như thế nào, bà sẽ nói cho họ biết: Nó rất ngọt!!!
Truyền thuyết hoa Violet
Ở một tỉnh miền nam nước Pháp, nơi có những cánh đồng cỏ xanh rì như những dải lụa xanh thăm thẳm, lóng lánh trong ánh nắng là những dòng suối trong veo, những thảm hoa tươi thắm sặc sỡ màu sắc của sự phồn vinh, những đàn bò thản nhiên gặm cỏ, từng đàn gia súc chen chúc nhau, nơi đó có một trang trại rộng xa ngút ngàn của một vị Bá Tước đầy quyền uy & giàu có.
Ông ta có tất cả mọi thứ quí giá nhất trên đời, nhưng điều mà ông ta hãnh diện nhất đó chính là cậu con trai duy nhất. Cậu chủ Anfaret là một chàng trai thật tuyệt vời, rất đẹp trai, thông minh, hào hoa phong nhã & rất tài hoa, chàng có sức hút rất mãnh liệt với tất cả các cô gái con nhà quí tộc trong vùng, chàng là niềm tự hào của cả dòng tộc. Cuộ sống bình yên trôi qua, cho đến một ngày xuất hiện cô gái làm vườn mới, tên nàng là Violeta.
Violeta là một cô gái con nhà nghèo, nhà nàng nghèo nhất trong vùng, thuộc tầng lớp bần cùng nhất trong xã hội lúc bấy giờ. Nàng không có một sắc đẹp lộng lẫy nhưng vẻ hiền dịu trong trắng thanh thoát thơ ngây toát ra từ gương mặt dịu dàng như Đức mẹ của nàng đã khiến cả khu vườn như bừng sáng, khu vườn nhờ có bàn tay nàng càng rực rỡ sắc hoa. Và cũng chính gương mặt như thiên thần ấy đã làm cho trái tim chàng Anfaret rung động & tình yêu đã đến. Vượt qua khoảng cách giai cấp, họ đến với nhau thật nồng nàn say đắm, nhưng vào thời đó sự khác biệt giai cấp đã gây ra bao mối tình, không ai chấp nhận mối tình ấy và rồi đó đã đến tai cha mẹ chàng, sóng gió bắt đầu nổi lên cho đôi bạn trẻ.
Cha chàng trai đã nổi trận lôi đình, ông cảm thấy thật nhục nhã & ra sức ngăn cản tình yêu của họ, mẹ chàng thì ngày càng căm ghét ra sức hành hạ nàng Violeta, nhưng nàng vẫn cắn răng chịu đựng tất cả. Nhưng lẽ đời vốn vậy, tình yêu càng ngăn cản thì càng trở nên nồng thắm, gắn bó hơn. Họ vẫn lén lút gặp nhau, vẫn trao cho nhau những nụ hôn những vòng tay nồng ấm, dường như mọi thứ không thể ngăn cản được tình yêu của đôi bạn trẻ. Rồi một hôm cha mẹ chàng cũng phát hiện ra và trận bão phẫn nộxoáy trút lên người nàng Violeta . Ông ta nhốt Anfaret vào phòng rồi cho gọi Violeta đến, sau một trận đòn ông ta tuyên bố nếu nàng vẫn còn tiếp tục gặp Anfaret thì ông ta sẽ đuổi nàng ra khỏi nhà. Ông không thể chấp nhận một người thuộc tầng lớp bần cùng nhất trong xã hội như nàng trong nhà được, nếu nàng yêu Anfaret thì hãy rời xa chàng, vì nếu không chính nàng sẽ cản trở tương lai của chàng, nếu yêu nàng chàng Anfaret sẽ mất tất cả, sẽ không còn địa vị danh dự trong xã hội, ông ta còn đe doạ sẽ bắt mẹ nàng để làm áp lực. Biết là dù có khóc lóc van xin cũng vô ích trước sự sắc đá của Bá tước, vì tình yêu nồng thắm với Anfaret, vì lòng hiếu thảo Violeta cuối đầu chấp thuận từ đó nàng bắt đầu xa lánh Anfaret…
Nhưng Anfaret là một chàng trai kiên định, chàng không vì thế mà khuất phục…chàng vẫn tìm đến Violeta dù nàng cố tình tránh mặt. Ngày qua ngay cha mẹ chàng rất tức giận, Bá tước cố tìm mọi cách ngăn cãn họ, nhưng vẫn bất lực. Cuối cùng, một hôm ông ta đã nghĩ ra một cách, bèn gọi Anfaret lại và nói :
“ – Ta sẽ không ngăn cản con nữa, nhưng con phải hứa vớI ta một đìều kiện, con phải lên Paris học thành tài, sau 5 năm trở về ta sẽ cho con cưới Violeta, nếu con không chấp nhận ta sẽ gả cô ta cho Adrey người làm vườn xấu xí, hãy vì tương lai của con cũng như của nó mà quyết định đi. Một là sau khi trở về con sẽ có Violeta, hai là hai đứa sẽ mất nhau vĩnh viễn. Nhưng khi con ra đi, nó vẫn phải ở lại đây làm việc như trước. Hãy lựa chọn đi con trai yêu quí của ta!”
Trước quyết định đó, đôi bạn trẻ đành phải xa nhau & hứa hẹn ngày trở về. Đêm cuốicùng bên nhau, nước mắt nàng thấm đẫm vai áo chàng, Anfaret hứa rằng sẽ trở về để cưới nàng làm vợ, chàng hứa rằng sẽ viết thư về thường xuyên cho nàng, hãy vững tin & chờ chàng trở về, bởi tình yêu chàng dành cho nàng mãi mãi không gì có thể ngăn cách được. Nhưng Violeta dường như linh cảm được rằng có lẽ đây là lần cuối cùng họ còn được bên nhau, nhưng nàng vẫn im lặng vì không muốn làm chàng xao lòng. Chàng Anfaret ra đi, mang theo trong lòng hình ảnh thân thương và đôi mắt đau đớn của người yêu.
Violeta ở lại trang trại chịu mọi sự hành hạ của gia đình Bá Tước, họ xem nàng như cái gai trong mắt nên không từ một thủ đoạn nào để hành hạ nàng, nhưng Violeta vẫn cắn răng chịu đựng tất cả vì tình yêu dành cho Anfaret. Nhưng rồi ngày qua ngày, bóng chim tăm cá, nàng không hề nhận đuợơc tin chàng, ko một lá thư hay lời nhắn trở về trang trại. Nàng âm thầm mỏi mong chờ đợi, bao đêm nàng khóc ướt đẫm gối vì thất vọng…. Rồi một hôm, mẹ chàng đưa cho nàng một bức điện tín và nói rằng hãy quên Anfaret đi, vì chàng sắp cưới con gái Nam tước bạn của Bá Tứơc tại Paris . Nghe tin như sét đánh ngang mày, nàng ngất xỉu trước nỗi đau ấy, nàng đau đớn gần như chết lịm, cũng từ hôm ấy nàng trở nên câm lặng. Sự hành hạ cùa gia đình Bá tước ngày càng khắc nghiệt hơn, nàng không được ăn no, phải dậy từ sáng sớm, làm việc quần quật từ sớm tới khuya, lại thêm phần đau khổ trong lòng , uất ức vì chàng Anfaret phụ tình nên sức khoẻ của nàng ngày càng suy sụp. Và rồi một đêm mưa gió họ đã đuổi nàng ra khỏi nhà, từ đó không ai còn biết tin tức gì của nàng nữa.
Còn về phần Anfaret, 5 năm sống nơi thủ đô Paris tráng lệ, tình yêu của chàng không hề suy chuyển, hình bóng nàng Violeta vẫn lung linh trong trái tim chàng, chưa một ngày nào chàng không nhớ về người yêu đang ở trang trại chờ chàng trở về. MỗI tuần chàng đều gửi một lá thư về cho nàng, động viên nàng hãy ráng đợi chàng trở về, tin tưởng tình yêu của chàng, rằng cuộc đời chàng chỉ yêu duy nhất có nàng mà thôi, chàng sẽ trở về và cưới nàng làm vợ. Những hỡi ơi, cả chàng và Violeta nào có ngờ đâu, những lá thư tình yêu ấy chưa bao giờ đến được tay nàng Violeta. Chàng có ngờ đâu khi chàng ra đi bao sóng gió đã đổ ập lên người chàng yêu dấu., chàng vẫn tin rằng bằng sự cố gắng của mình để học thật nhanh mà trở về ….Và rồi ngày cuối cùng của 5 năm đã đến, sắp đến ngày trở về. Trước ngày tốtnghiệp, chàng muốn quay về bất ngờ để báo tin cho nàng biết rằng chàng sắp được cưới nàng, rằng họ sắp được bên nhau. Nhưng hỡi ôi, khi chàng quay trở về nhà thì mọi thứ không còn như trước, nàng Violeta đã không còn ở đó nữa, gia đình chàng tìm mọi cách bôi xấu nàng nhưng Anfaret không hề tin. Chàng như điên dại chạy khắp nơi tìm kiếm hình bóng người yêu, chàng óan hận cha mẹ đã đuổi nàng , hành hạ nàng ( qua lời kể của Adrey người làm vườn, cũng là người đã đối xử với Violeta rất tốt..).
Chàng bôn ba khắp nước Pháp tìmnàng, dò hỏi người quen, chàng không tiếc gì tiền bạc đi khắp nơinhưng vẫn bặt tin nàng.Cho đến một ngày, trãi qua bao tháng tìm kiếm vô vọng, sức cạn lực kiệt, chàng lâm bệnh nặng tưởng chừng như không thể qua khỏi, cha mẹ chàng xót con nên đành phải tung tiền ra thuê người tìm kiếm lần nũa, nhưng bóng dáng nàng Violeta vẫn bặt tăm. Họ hối hận vì đã gây cảnh đau lòng để giờ đây nhìn đứa con trai yêu quí đang thoi thóp trên giường trong nỗi đau khổ tột cùng. Họ đã đưa tin khắp nước Pháp nếu ai tìm được nàng Violeta họ sẽ không tiếc bất cứ thứ gì…Hai năm trôi qua, bệnh tình chàng Anfaret ngày càng trầm trọng, cả dòng tộc gần như tuyệt vọng thì một hôm xuất hiện một cậu bé rách rưới với bộ dạng lo lắng hốt hoảng dừng lại ở trang trại đem lại tin tức về Violeta, nhưng cậu bé chỉ đòi gặp chàng Anfaret & chỉ muốn nói riêng với chàng. Nghe được tin này, chàng Anfaret chợt bật dậy, chạy như bay đến bên cậu bé, ôm chầm lấy cậu mừng rỡ mà không kịp nhìn vào đôi mắt đang rơi lệ của cậu, cậu bé ấy chính là em trai của Violeta. Cậu bé đưa tay ra cho chàng và nói : “ Cậu chủ hãy đi theo cháu!”
Dường như có một sức mạnh thúc đẩy, chàng Anfaret cố gượng đi theo cậu bé, đi thật xa, thật lâu, về tận một vùng thật hẻo lánh, một nơi rất xa trang trại mà không ai có thể ngờ tới,. Cậu bé liên tục thúc hối chàng đi thật nhanh, trông câu rất vội vã….Quãng đường xa khiến Anfaret như kiệt sức, cha mẹ chàng cũng gần như ko đủ sức để đi tiếp, muốn được nghỉ ngơi nhưng cậu bé vẫn không muốn dừng, cậu luôn thúc hối mọi người đi thật nhanh, cậu nói : “ Xin các ngài hãy theo cháu mau lên kẻo không kịp..”
Anfaret dường như linh cảm được điều ko lành đang xảy đến nên chàng vẫn tiếp tục lên đường. Và rồi, khuất sau những ngọn núi kia là một vùng quê thật hẻo lánh nghèo nàn, trong một căn nhà tối tăm nàng Violeta đang trong cơn hấp hối., xanh xao gầy gò, chỉ còn đôi mắt như đang trông ngóng điều gì, đôi môi nàng trong cơn mê sảng vẫn gọi tên Anfaret không thôi. Anfaret bàng hoàng đau đớn, chàng vừa chạy đến quì bên nàng thì cũng là lúc nàng nhắm mắt, không còn kịp nhìn thấy Anfaret. Chàng bật khóc gào thét tên Violeta, van xin mọi người hãy cứu lấy nàng…nhưng …mọi người đều quay đi và rơi lệ…Violeta đã mãi mãi ra đi mà không kịp nhìn thấy gương mặt của người nàng yêu dấu và chờ đợi….
Cậu bé đã kể cho chàng nghe tất cả mọi điều, từ ngày nàng rời khỏi nhà Bá tước, đã mang trong người căn bệnh hiễm nghèo, hậu quả của những ngày bị hành hạ ngày ấy…nhưng nàng vẫn cố thoi thóp sống mong ngày chàng Anfaret trở về…nàng vẫn muốn chờ đợi ngày chàng về để nói với chàng rằng nàng vẫn yêu nàng, vẫn chờ đợi chàng…rằng vẫn không tin chàng đã phản bội lại lời thề hứa năm xưa…rồi mới thanh thản ra đi…nhưng tất cả đều đã muộn…nàng đã ra đi ko kịp nói lời trăn trối…ko kịp nhìn thấy chàng Anfaret…
Cha mẹ chàng nhìn thấy cảnh đau thương đó đã gục xuống trước mặt nàng mong nàng tha thứ…nhưng nàng nào còn biết gì?
- Cha mẹ đã vừa lòng chưa?- Anfaret gào lên thảm thiết – các người đã thoả mãn chưa? Nàng đã ra đi thật rồi, nàng bỏ ta rồi, ta còn sống để làm gì nữa” – Ánh mắt và giọng nói của Anfaret như vang từ cõi xa xăm nào đó….
Đám tang Violeta được đưa về trang trại tổ chức với những vòng hoa hồng trắng muốt, trắng tinh khiết như gương mặt im lìm lạnh giá của nàng Violeta, còn Anfaret, chàng ôm lấy linh cữu của Violeta không rời, môi chàng mấp máy gọi tên ngườI yêu như một kẻ mất trí…Ai nhìn vào đều cũng phải rơi lệ, khuyên giải thế nào chàng cũng bỏ ngoài tai. Và từ đó, chàng không hề rời khỏi nàng, ngày này sang ngày khác chàng vẫn ngồi im lìm bên mộ nàng, nỗi đau ấy không thể vơi đi, Anfaret như một kẻ mất trí, chỉ biết kêu tên nàng trong nỗi đau tột cùng, tình yêu ấy quá lớn, tình yêu ấy đã trở nên bất diệt trong lòng chàng. Cha mẹ chàng trở nên bất lực ko thể khuyên gì chàng được nữa vì bản thân họ cũng cảm thấy quá ân hận. Trang trại phồn vinh ngày nào giờ đây chìm trong ảm đạm u uất…
Rồi một ngày cuối đông, vì kiệt sức và cũng vì quá đau khổ chàng Anfaret đã gục ngã trút hơi thở sau cùng tbên mộ nàng Violeta. Di chúc sau cùng chàng chỉ muốn được chôn chung cùng nàng. Mùa đông lạnh lẽo trôi qua, mùa xuân lại trở về nơi trang trại, nơi đây chỉ còn lại vợ chồng Bá tước già hiu quạnh, ai cũng tiếc thương cho mối tình của chàng Anfaret & nàng Violeta. Một buổi sàng thức dậy, người ta bỗng chợt nhìn thấy trên mộ hai người xuất hiện một nhánh hoa màu tím vươn cao trong gió, một màu tím ngát thắm sắc cả khu vườn, cành khẳng khiu nhưng vẫn vững vàng trước gió, vươn cao mạnh mẽ như tình yêu bất diệt của chàng Anfaret & nàng Violeta. Người ta tiếc thương cho cô gái nết na hiền dịu, tiếc thương cho một mối tình ngang trái chung thuỷ ấy bèn đặt tên cho loài hoa ấy là VIOLET, loài hoa mang tên người con gái bạc mệnh. Một màu hoa mang màu tìm thuỷ chung!
16 thg 12, 2009
Thuật xử thế của người xưa.
Một hôm Trang Tử dẫn học trò đi ngao du, nhân lúc ghé vào nhà một người bạn để thăm. Chủ nhà tay bắt mặt mừng, nói:
- Tiếng tăm tiên sinh vang dội như sấm bưng tai. Hôm nay tiên sinh ghé thăm bỉ phu thật là vạn hạnh.
Nói rồi quay lại gọi một gia đinh, bảo:
- Hôm nay ta gặp khách quý, để mở đầu câu chuyện ngươi hãy thịt một con chim cho ta đãi khách!
Đứa ở hỏi:
- Vâng ạ! Nhưng thưa chủ nhân, có hai con chim, một con hót hay, một con không biết hót, thịt con nào?
Chủ nhân chép miệng:
- Dĩ nhiên phải thịt con chim không biết hót, thứ vô dụng đó để làm gì?
Trang Tử cùng chủ nhân ngồi nhâm nhi ly rượu với thịt chim, luận việc thế thái nhân tình, đoạn từ giã chủ nhà, dẫn học trò ra đi. Họ đến bìa rừng, thấy một tiều phu chống búa nhìn cảnh rừng núi bao la. Trước mắt lão là một cây cổ thụ. Trang Tử thấy vậy hỏi:
- Trời chiều mà chưa thấy tiều ông đẵn được cây nào. Gặp cây này cao thẳng sao ông không hạ đi?
Lão tiều thở dài nói:
- Tôi cũng muốn hạ nó, nhưng ngặt gỗ nó xốp lắm, thứ vô dụng đó đẵn mà làm gì?!
Một học trò nghe vậy, hỏi thầy:
- Cây vô dụng thì bỏ qua, con chim vô dụng thì giết. Con thật không hiểu nổi thói đời?
Trang Tử mỉm cười nói:
- Ta ở vào khoảng hữu dụng và vô dụng đó. Chỉ có bậc đạo đức mới tránh khỏi tai họa mà thôi.
LỜI BÀN:
Đây là một bài học ngụ ngôn nhằm khuyên răn người đời . Câu kết luận của Trang Tử nói nghe như lạc đề. Vì chim và cây không phải là người. Hữu dụng và vô dụng là hai mặt đơn giản
của cuộc đời...
Nhưng ta để ý, làm thế nào để ẩn mình vào giữa lằn mắt vô hình hữu dụng và vô dụng đó? Trang Tử nói: "Chỉ có bậc đạo đức!"Người vô dụng không phải không làm được việc gì? Ít ra họ cũng
biết hô hoán (Nếu cho họ canh cửa), cũng biết dọn dẹp giặt giũ (nếu dùng họ trong việc sai vặt). Người vô dụng có thể bị người khôn khéo bóc lột công sức cho đến khi hơi thở can kiệt. Còn người hữu dụng thì sao? Người thấy việc gì cũng làm được, thành ra việc gì cũng ôm lấy, cáng đáng, vong động, vong tưởng, cuối cùng cũng làm con rối cho bọn quyền thế cường hào. Tựu trung, hữu dụng hoặc vô dụng cũng đều bị dùng. Người đạo đức, theo người xưa là người hiền trí. Trí để không ai lợi dụng mình. Hiền để không ai ghét mình. Chỉ có bậc hiền trí mới tránh được cạm bẫy của người khác. Có thể chứng minh một câu chuyện tương tự. Nước Tề có loạn lạc. Đôi bạn Bảo phúc Nha và Quản Di Ngô(tức Quản Trọng) phò hai vị công tử chạy ra nước ngoài. Bảo Thúc Nha đem công tử Tiểu Bạch sang nước Củ, và nói: "Chỉ có mấy nước nhỏ mới không thất tín". Quản Di Ngô đưa công tử Củ chạy sang nước Lỗ, và nói: "Lỗ là cường quốc của thời này. Vả lại Lỗ là quê ngoại của công tử ". Vua Tề bị giết. Nhờ nước Củ ở gần Tề nên Bảo Thúc Nha đem công tử Tiểu Bạch về kịp đã lên ngôi. Công tử Củ ở nước Lỗ rất xa không về kịp. Bảo Thúc Nha nói với công tử Tiểu Bạch (bấy giờ đã lên ngôi lấy hiệu là Tề Hoàn Công): "Trước
đây Quản Di Ngô muốn giết chúa công là bởi "ai vì chúa nấy". Lúc ấy Di Ngô đang phò công tử Củ. Xin chúa công đừng giận ông ta. Di Ngô là bậc đệ nhất kỳ tài. Chúa công muốn dựng nghiệp bá, không có ông đó, không xong. Nay tôi đem binh đóng biên giới làm áp lực, buộc vua Lỗ phải "xử trí" lấy Củ, và buộc vua Lỗ giao Di Ngô cho chúa công". Bên kia Di Ngô và vua Lỗ tranh không kịp với Tiểu Bạch, lòng còn đang tức. Bỗng nghe quân Tề kéo đến. Mưu sĩ nước Lỗ là Thi Bá, hiến kế: "Để tránh binh đao với Tề, chúa công nên giết Củ đi, vì Củ là tên vô dụng! Nhưng chúa công phải tìm mọi cách trọng dụng Quản Di Ngô, vì tài của ông ta "kinh thiên vĩ địa". Vua Lỗ nói: "Di Ngô một lòng với chủ. Nay ta giết Củ là chủ hắn, thì hắn không bao giờ chịu giúp ta đâu. Vả lại, Tiểu Bạch một mực đòi DiNgô về Tề, để tự tay mình trả thù". Thi Bá nói: "Đó là mẹo của Thúc Nha đòi Di Ngô về Tề để dùng. Chúa công không dùng thì giết chứ đừng trả Di ngô". Vua Lỗ không nghe. Di Ngô về Tề giúp cho Tề Hoàn Công, đưa nước Tề lên địa vị bá chủ. Vua Lỗ ân hận mãi.
Chuyện này có phần hơi khác chuyện Trang Tử trên đây. Ở đây kẻ vô dụng bị giết đã đành, nhưng người tài giỏi vẫn bị người ta đòi giết. Cũng may, Di Ngô và Thúc Nha là những người kỉ mưu tuyệt trí nên không bị những kẻ tầm thường hạ sát. Nhưng cái ý nghĩa của nó vẫn giống nhau, chỉ có bậc đạo đức, hiền trí mới giữ được mình.
- Tiếng tăm tiên sinh vang dội như sấm bưng tai. Hôm nay tiên sinh ghé thăm bỉ phu thật là vạn hạnh.
Nói rồi quay lại gọi một gia đinh, bảo:
- Hôm nay ta gặp khách quý, để mở đầu câu chuyện ngươi hãy thịt một con chim cho ta đãi khách!
Đứa ở hỏi:
- Vâng ạ! Nhưng thưa chủ nhân, có hai con chim, một con hót hay, một con không biết hót, thịt con nào?
Chủ nhân chép miệng:
- Dĩ nhiên phải thịt con chim không biết hót, thứ vô dụng đó để làm gì?
Trang Tử cùng chủ nhân ngồi nhâm nhi ly rượu với thịt chim, luận việc thế thái nhân tình, đoạn từ giã chủ nhà, dẫn học trò ra đi. Họ đến bìa rừng, thấy một tiều phu chống búa nhìn cảnh rừng núi bao la. Trước mắt lão là một cây cổ thụ. Trang Tử thấy vậy hỏi:
- Trời chiều mà chưa thấy tiều ông đẵn được cây nào. Gặp cây này cao thẳng sao ông không hạ đi?
Lão tiều thở dài nói:
- Tôi cũng muốn hạ nó, nhưng ngặt gỗ nó xốp lắm, thứ vô dụng đó đẵn mà làm gì?!
Một học trò nghe vậy, hỏi thầy:
- Cây vô dụng thì bỏ qua, con chim vô dụng thì giết. Con thật không hiểu nổi thói đời?
Trang Tử mỉm cười nói:
- Ta ở vào khoảng hữu dụng và vô dụng đó. Chỉ có bậc đạo đức mới tránh khỏi tai họa mà thôi.
LỜI BÀN:
Đây là một bài học ngụ ngôn nhằm khuyên răn người đời . Câu kết luận của Trang Tử nói nghe như lạc đề. Vì chim và cây không phải là người. Hữu dụng và vô dụng là hai mặt đơn giản
của cuộc đời...
Nhưng ta để ý, làm thế nào để ẩn mình vào giữa lằn mắt vô hình hữu dụng và vô dụng đó? Trang Tử nói: "Chỉ có bậc đạo đức!"Người vô dụng không phải không làm được việc gì? Ít ra họ cũng
biết hô hoán (Nếu cho họ canh cửa), cũng biết dọn dẹp giặt giũ (nếu dùng họ trong việc sai vặt). Người vô dụng có thể bị người khôn khéo bóc lột công sức cho đến khi hơi thở can kiệt. Còn người hữu dụng thì sao? Người thấy việc gì cũng làm được, thành ra việc gì cũng ôm lấy, cáng đáng, vong động, vong tưởng, cuối cùng cũng làm con rối cho bọn quyền thế cường hào. Tựu trung, hữu dụng hoặc vô dụng cũng đều bị dùng. Người đạo đức, theo người xưa là người hiền trí. Trí để không ai lợi dụng mình. Hiền để không ai ghét mình. Chỉ có bậc hiền trí mới tránh được cạm bẫy của người khác. Có thể chứng minh một câu chuyện tương tự. Nước Tề có loạn lạc. Đôi bạn Bảo phúc Nha và Quản Di Ngô(tức Quản Trọng) phò hai vị công tử chạy ra nước ngoài. Bảo Thúc Nha đem công tử Tiểu Bạch sang nước Củ, và nói: "Chỉ có mấy nước nhỏ mới không thất tín". Quản Di Ngô đưa công tử Củ chạy sang nước Lỗ, và nói: "Lỗ là cường quốc của thời này. Vả lại Lỗ là quê ngoại của công tử ". Vua Tề bị giết. Nhờ nước Củ ở gần Tề nên Bảo Thúc Nha đem công tử Tiểu Bạch về kịp đã lên ngôi. Công tử Củ ở nước Lỗ rất xa không về kịp. Bảo Thúc Nha nói với công tử Tiểu Bạch (bấy giờ đã lên ngôi lấy hiệu là Tề Hoàn Công): "Trước
đây Quản Di Ngô muốn giết chúa công là bởi "ai vì chúa nấy". Lúc ấy Di Ngô đang phò công tử Củ. Xin chúa công đừng giận ông ta. Di Ngô là bậc đệ nhất kỳ tài. Chúa công muốn dựng nghiệp bá, không có ông đó, không xong. Nay tôi đem binh đóng biên giới làm áp lực, buộc vua Lỗ phải "xử trí" lấy Củ, và buộc vua Lỗ giao Di Ngô cho chúa công". Bên kia Di Ngô và vua Lỗ tranh không kịp với Tiểu Bạch, lòng còn đang tức. Bỗng nghe quân Tề kéo đến. Mưu sĩ nước Lỗ là Thi Bá, hiến kế: "Để tránh binh đao với Tề, chúa công nên giết Củ đi, vì Củ là tên vô dụng! Nhưng chúa công phải tìm mọi cách trọng dụng Quản Di Ngô, vì tài của ông ta "kinh thiên vĩ địa". Vua Lỗ nói: "Di Ngô một lòng với chủ. Nay ta giết Củ là chủ hắn, thì hắn không bao giờ chịu giúp ta đâu. Vả lại, Tiểu Bạch một mực đòi DiNgô về Tề, để tự tay mình trả thù". Thi Bá nói: "Đó là mẹo của Thúc Nha đòi Di Ngô về Tề để dùng. Chúa công không dùng thì giết chứ đừng trả Di ngô". Vua Lỗ không nghe. Di Ngô về Tề giúp cho Tề Hoàn Công, đưa nước Tề lên địa vị bá chủ. Vua Lỗ ân hận mãi.
Chuyện này có phần hơi khác chuyện Trang Tử trên đây. Ở đây kẻ vô dụng bị giết đã đành, nhưng người tài giỏi vẫn bị người ta đòi giết. Cũng may, Di Ngô và Thúc Nha là những người kỉ mưu tuyệt trí nên không bị những kẻ tầm thường hạ sát. Nhưng cái ý nghĩa của nó vẫn giống nhau, chỉ có bậc đạo đức, hiền trí mới giữ được mình.
15 thg 12, 2009
Cung hoàng đạo của tôi
Thiên bình (24.09-23.10)
Sau khi rời chòm Xử Nữ, từ ngày 24/9 đến 23/10 mặt trời “đi” qua chòm Libra (Thiên Bình) - nghĩa là cái cân. Tuy nhiên, khó có thể nói Thiên Bình là những người thăng bằng. Trước khi đạt được trạng thái thăng bằng, cái cân phải dao động, đung đưa rất lâu bên này bên kia.
Người sinh cung Thiên Bình căm ghét thói thô lỗ, nhưng đồng thời có thể không cần hỏi, đến tắt phụt máy thu hình của bạn nếu cho rằng nó mở âm thanh quá to. Thiên Bình yêu mến mọi người, nhưng đồng thời căm ghét đám đông. Họ như những vị tiên phúc hậu dàn hoà những người tranh cãi nhau, nhưng lại có thể chính mình cà khịa cãi vã. Họ hoà nhã cởi mở, nhưng lại có thể gắt gỏng rất lâu. Họ vừa thông minh lại vừa thơ ngây. Không ngồi yên một chỗ, nhưng chẳng vội vàng đi đâu. Nhìn chung, dường như ở họ không có một ưu điểm nào mà lại không được cân đối bằng một nhược điểm, và ngược lại. Một sự “đa nhân cách” đến kỳ lạ phải không?
Hình thức Thiên Bình không có gì đáng để phân biệt với các cung khác. Khuôn mặt thường có đường nét không lớn, dễ coi. Đặc biệt duy nhất có thể là lúm đồng tiền ở má hoặc cằm một số người, nhưng không phải tất cả. Lúm đồng tiền được coi là dấu ấn của thần Vệ nữ. Nụ cười của họ là điển hình của những ai được phù trợ bởi thần Vệ nữ - nụ cười mềm mại, dịu dàng, ngọt ngào, pha chút bí hiểm.
Thậm chí sự cáu giận, xúc động cũng không làm hỏng, làm mất đi vẻ bình thản trên khuôn mặt của Thiên Bình. Miệng Thiên Bình thường có hình như cánh cung, môi hồng tươi.
Thiên Bình thường có thân hình đẹp. Và đặc biệt, trong vẻ đẹp của đàn bà Thiên Bình có nét gì đó nam tính, còn ở đàn ông có nét nữ tính. Điều đó không có nghĩa là đàn bà Thiên Bình phải giống như lực sĩ, còn đàn ông - như các tiểu thư. Nhưng hình thức của họ quả là có ẩn hiện sắc thái của giới tính đối lập.
Qua sự mô tả như trên, bạn sẽ nghĩ rằng tính cách của Thiên Bình cũng mềm mại, dịu dàng và đáng yêu. Điều đó đúng, nhưng chỉ đúng một nửa. Đó là lúc Thiên Bình ở trong tâm trạng thăng bằng. Còn lúc khác, họ bức xúc, dễ cáu, đồng bóng, bướng bỉnh, uất ức và hung dữ. Rồi sau, Thiên Bình lại đi vào trạng thái thăng bằng, và họ lại dễ thương, thông minh, và tốt bụng.
Dường như bên trong Thiên Bình là hai con người hoàn toàn khác biệt nhau. Thiên Bình mãi mãi vươn tới sự hài hoà, nhưng không đạt được thường xuyên.
Có lúc Thiên Bình nhiệt huyết khủng khiếp, lao đi khắp thành phố gần như với tốc độ ánh sáng, trong một ngày làm được công việc bằng người khác làm cả tuần không xong, làm việc mỗi ngày 18 tiếng, dành có 5 tiếng cho giấc ngủ mà vẫn sảng khoái. Nhưng bỗng nhiên như thể có bộ phận nào đó bị hỏng, họ cả ngày uể oải, mê ngủ. Thờ ơ với mọi việc, chẳng thiết cầm tờ báo hay ngó đến TV, họ có thể ngồi hàng giờ nhìn đăm đăm vào một điểm vô hình. Rồi như có một công tắc được bật lên, họ chuyển sang tâm trạng sầu não, bắt đầu than thân trách phận, hoặc gây om xòm từ chuyện không đâu. Rồi như nút điều khiển lại được gạt sang vị trí khác, họ lại đáng yêu, xinh đẹp, hoạt bát và lịch thiệp.
Ai có dịp nhìn thấy họ ở một trong các trạng thái trên, không đời nào tin nếu nghe kể rằng Thiên Bình có thể hoàn toàn khác. Họ nghĩ đó là sự thổi phồng, không thể có sự kết hợp như vậy trong một con người - sự lịch thiệp và sự xấc xược, mạnh mẽ và yếu đuối, vui tươi và ủ dột, năng lực làm việc to lớn và sự lười biếng vô vọng.
Thiên Bình là những người khoẻ mạnh cả về tâm thần lẫn thể chất. Một cách bản năng, họ biết tránh những căng thẳng trí óc, quá tải về thể lực bằng cách cho cơ thể mình thời gian nghỉ ngơi kéo dài. Thường xảy ra nhất với Thiên Bình là ăn quá mức (có lúc tới tình trạng bội thực), uống rượu quá nhiều, dẫn đến các bệnh về gan, thận và đau đầu.
Tính cách của Thiên Bình được tạo dệt nên từ những sợi mâu thuẫn. Điều họ yêu thích nhất trên đời này là tranh luận, về bất cứ vấn đề nào, từ chuyện đồng hồ chậm mấy giây cho đến những sự kiện quốc tế phức tạp. Được dịp tranh cãi là Thiên Bình cảm thấy mình như cá gặp nước như rồng gặp mây. Chỉ cần ai đó khen một cuốn sách là Thiên Bình, điệu nghệ không kém gì một nhà phê bình thực thụ, vạch ra những nhược điểm của nó. Nếu bạn không thích một bộ phim, Thiên Bình sẽ nói đó là bộ phim hay nhất có thể xem được trong năm nay và đưa ra đầy đủ luận chứng cho điều này.
Đa số Thiên Bình khi lựa chọn một quyết định đúng cho mình thường do dự lâu đến nỗi có lúc việc lựa chọn không còn là cần thiết nữa bởi vì một hoặc vài phương án đã hết tồn tại. Sự thiếu quyết đoán của Thiên Bình đôi khi vượt quá mọi giới hạn. Mẫu câu yêu thích nhất của họ là “Một mặt thì…” (tiếp theo là một loạt luận cứ) và “nhưng mặt khác…” (lại một loạt luận cứ khác dài không kém). Bằng sự chậm chãi, với những luận giải bất tận, tính thiếu quyết đoán của mình, Thiên Bình có thể làm cho người quyết đoán và nóng nảy phải phát điên.
Tuy nhiên, nếu bạn nhắc đến tính cách này một cách trực tiếp hay gián tiếp, Thiên Bình sẽ lập tức bắt đầu bào chữa quyết liệt và bác bỏ tất cả.
Trong công việc, Thiên Bình trong sạch như pha lê. Do thói quen cố hữu nghĩ lâu xem quyết định gì và như thế nào, họ ít khi sai lầm. Đa số Thiên Bình phát triển mạnh khả năng tập trung cao độ để thấu hiểu những vấn đề sâu sắc và to lớn. Thiên Bình say mê sách, không chỉ nội dung, mà cả hình thức và mùi thơm của sách. Nhiều người cung Thiên Bình có thư viện riêng ở nhà.
Thiên Bình là những người có tính nghệ sĩ, không thờ ơ với các loại hình nghệ thuật: âm nhạc, hội hoạ, văn thơ. Họ không thích các màu rực rỡ, họ ưa chuộng các gam màu mờ nhạt. Thiên Bình là những người sành ăn, biết thưởng thức các loại rượu ngon. Trí tuệ của Thiên Bình tương xứng với kim cương rực rỡ và opal mềm mại đa sắc. Kim loại mang lại may mắn cho họ là đồng. Tính cách của Thiên Bình phù hợp với hai mùa - thu và xuân, đặc trưng bởi tính không ổn định, dễ đổi thay.
Đàn bà - Thiên Bình
Cho dù có thể thanh mảnh tựa lông hồng, chỉnh trang như đoá hoa trên thiên đường, cho dù có thể duyên dáng trong áo lụa, thanh lịch tuyệt vời, giọng nói như chuông ngân… đàn bà cung Thiên Bình dẫu sao vẫn mang một thoáng nét nam tính.
Nàng thuộc loại phụ nữ thích trang phục gọn gàng thuận tiện hơn là tha thướt. Nàng tư duy logic đến mức trong tranh luận có thể hạ được bất kỳ đấng mày râu nào. Tuy nhiên đàn bà Thiên Bình đủ thông minh và thận trọng để không thể hiện sự vượt trội của mình với bạn trai, ít ra là cho đến trước khi cưới.
Phụ nữ Thiên Bình đầy hứng thú tham gia bất kỳ cuộc tranh cãi, thảo luận nào. Chủ đề đối với nàng không quan trọng. Đó có thể là cuộc luận bàn xem nên áp dụng biện pháp nào giải quyết ách tắc giao thông, hoặc là bài độc thoại mênh mông về đề tài: lúc nào nên thả chanh vào ly trà nóng - trước hay sau khi cho đường (để không bị đắng)? Việc phân giải mỗi vấn đề nêu trên có thể kéo dài cả giờ hoặc lâu hơn. Trong cuộc nói chuyện đó bạn có thể hầu như không phải tham gia, cùng lắm chỉ hỏi “Tại sao?”, hoặc phân trần rằng bạn không nghĩ thế. Nhưng kể cả nếu bạn nghĩ không thế, thì sau nửa giờ trò chuyện, kèm với những nụ cười thật dễ thương, nàng sẽ chỉ ra một cách đầy thuyết phục cho bạn thấy rằng bạn hoàn toàn sai - điều mà bạn sẽ sung sướng thừa nhận. Cần lưu ý rằng quan điểm mà nàng bảo vệ không phải là ý kiến của cá nhân (nàng ít khi có nó), mà là kết quả của một quá trình suy xét kỹ lưỡng, cân nhắc mọi phía, dẫn đến giải pháp duy nhất đúng cho vấn đề.
Cách tiếp cận khoa học như vậy mới là điều quan trọng và thú vị đối với nàng. Nếu bạn nói, cuộc sống ở thành thị thích hơn nơi thôn quê, nàng tức thì chứng minh cho bạn thấy, sống ở thành phố là tự huỷ hoại sức khoẻ, tàn phá nước da mặt, tước bỏ biết bao trải nghiệm tâm hồn và thẩm mỹ khi được tiếp xúc với thiên nhiên. Bạn có hình dung được: những chồi lá đầu tiên trong mùa xuân, mùi thơm hoa bưởi, tiếng chim ríu rít, cánh cò trắng la đà, cuộc dạo chơi dưới rặng thông ven đồi, hay những tia nắng cuối cùng lúc hoàng hôn?
Còn khi bạn cất lời ngợi khen nơi thôn dã, kêu rằng không thể chịu đựng được cuộc sống thành phố, nàng sẽ bắt đầu phân tích cho thấy, ở thôn quê người ta có thể chết vì buồn, mỗi khi chiều về chẳng biết đi đâu chơi. Trong khi đó, màn sương khói lơ lửng trên bầu trời thành phố trong ánh sáng muôn màu của đèn quảng cáo thật vô cùng thi vị, chẳng khác gì tấm khăn voan khổng lồ thần thoại mà một ông tiên nào đó buông phủ lên kinh thành. Đừng tranh cãi với người vợ Thiên Bình, bao giờ nàng cũng là người nói câu cuối cùng.
Hôn nhân đối với đàn bà Thiên Bình – là sự hợp tác sáng tạo giữa hai con người. Nàng không phải loại phụ nữ làm gánh nặng đeo lên cổ chồng. Nàng sẽ tham gia vào mọi công việc của chàng, giúp chàng những lời khuyên, đóng góp công sức, và nếu cần thì cả tiền bạc nữa.
Người vợ cung Thiên Bình có đầu óc phân tích sắc bén, nên có thể giúp chồng trong việc quyết định nhiều vấn đề hệ trọng. Không phải vô cớ mà những vị chồng sinh cung Cừu Đực, Bọ Cạp, Sư Tử và Bò Đực rất tôn vinh người vợ Thiên Bình của mình. Và hoàn toàn không uổng công làm việc đó, bởi vì Thiên Bình đáp lại họ với lòng ngưỡng mộ không kém. Đứng ngoài nhìn vào, một Thiên Bình thành hôn hợp duyên có cuộc sống chẳng khác gì ở vườn thiên đàng của Adam và Eva.
Đàn bà Thiên Bình lãng mạn và dịu dàng, vì vậy nàng sẽ rắc lên người bạn vô vàn nụ hôn, vuốt ve ôm quấn bạn, có thể là thường xuyên hơn cả mức bạn mong muốn.
Trong nhà Thiên Bình cảnh tượng chẳng khác gì hình mẫu từ các trang tạp chí. Đồ đạc được chọn lựa với một gu thẩm mỹ tinh tế, màu sắc trang nhã, tranh treo tường đồng điệu với không gian, hoa bày cắm khắp nơi. Trong bữa ăn, nàng thích có ngọn nến lung linh, có đồ sứ chất lượng, thực đơn được tính toán kỹ lưỡng, thêm vào đó là tiếng nhạc êm dịu và nhỏ nhẹ.
Quả là nàng có thể nói nhiều hơn mức chỉ nói “có” và “không”. Nhưng hy vọng bạn không phải là ông chồng hung bạo như vua Henry VIII của nước Anh – vì thế mà điên tiết ra lệnh đem người đàn bà ra đoạn đầu đài. Đúng, phụ nữ Thiên Bình ưa chuyện, nhưng khi đó, cả ý kiến của bạn cũng sẽ được lắng nghe, và kết quả là sẽ đi đến một quyết định đúng đắn nhất. Mà như thế, bạn sẽ là người được lợi chứ còn ai.
Con cái sẽ được người mẹ Thiên Bình quan tâm chăm sóc và yêu thương. Nhưng phải là hàng thứ hai sau bạn. Chúng tất nhiên là thành viên của “hãng”, nhưng bạn là “chủ tịch” của nó, cho nên sự trọng thị sẽ được phân bổ một cách tương xứng. Con cái không bao giờ giành được trong trái tim nàng vị trí như của bạn. Người mẹ Thiên Bình dịu dàng nhưng nghiêm khắc. Điều đầu tiên mà nàng dạy bảo con cái là hãy trân trọng và yêu thương cha.
Đàn bà Thiên Bình rất mê của ngọt, vì vậy dễ bị tăng cân. Đồng thời, bản tính vươn tới sự hài hoà lại giúp nàng kịp thời làm chủ bản thân, cố gắng kiêng khem, luyện tập thể dục để giảm trọng lượng.
Thử hỏi, ngoài Thiên Bình ra, ai có thể là người vợ vừa có khả năng đối đáp tiếp chuyện xuất sắc trong bữa cơm mời khách, vừa xắn tay áo hàng ngày làm lụng quần quật chẳng kém gì đàn ông? Sợ rằng không có ai.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)