Trong xa cách, tình yêu ví như ngọn lửa trong gió. Gió sẽ thổi tắt ngọn lửa nhỏ và thổi bùng thành đám cháy lớn.

31 thg 12, 2010

Đầm sen

           Lâu lắm rồi mẹ lại nhớ đến mấy tấm hình chụp hôm đi Đầm Sen của con, chắc cũng gần một năm rồi, hôm đó trời mưa nhiều lắm, nên chẳng đi chơi được bao nhiệu hết, làm mẹ tiếc gì đâu, cảnh ở đó đẹp lắm, vậy mà mẹ chỉ chụp được mấy tấm hình thôi.











24 thg 12, 2010

Giáng sinh 2010

             Một mùa giáng sinh nữa lại đến, một người ngoại đạo như tôi, nhưng mỗi dịp giáng sinh về lại thấy náo nức cùng mọi người, ngoài trời vừa đủ lạnh để khoát thêm chiếc áo ấm , trên phố tấp nập dòng người sánh bước cùng nhau, những ngôi nhà hay hàng quán lại được trang trí bằng những cây thông, hang đá. Những gia đình theo đạo thì tổ chức những buổi tiệc nho nhỏ, ấm cúng bên người thân. Mùa đông lạnh nhưng lại thấy ấm áp quá.
   






   
        Mấy hôm chuẩn bị giáng sinh, chở con gái đi chơi, thấy nơi đâu cũng được trang trí đẹp quá, nên hai mẹ con thi nhau chụp hình, thành ra post quá trời hình lên blog luôn, mà vẫn chưa hết nữa.











     

        

 

19 thg 12, 2010

Chút nắng mùa đông


     Mùa đông, thời tiết miền nam hơi se lạnh nhưng vẫn có chút nắng ấm. Miền bắc, nơi anh đến, mùa đông lạnh lắm.

     Sáng nay, trời hơi se lạnh, lại nhớ đến người nơi ấy, gửi chút nắng ấm cho anh, mong anh sẽ kịp về trong mùa đông này bên em, mình sẽ bên nhau cùng đón những tia nắng ấm còn lại của mùa đông.

Rồi anh sẽ quay về mùa Đông
Tìm chút nắng muộn màng
Đi theo thời gian tìm em

Chiều buông xuống cánh chim hờ hững
Vạt nắng úa hiên nhà hong khô tình xa
Giờ đã giá băng nơi đâu

Chút nắng mùa Đông cho em cho em
Bỗng chốc nhạt phai nơi hiên thuở xưa

Hãy níu thời gian thiên thu cho nhau
Những chiếc lá còn đây, nay em hút sâu

Và anh sẽ quay về
Tìm chút nắng mùa Đông muộn màng
Và anh sẽ quay về
Tìm chút nắng mùa Đông muộn màng


17 thg 12, 2010

Màu mực tím

Sáng nay, đọc mấy bài thơ của nhà thơ Kiên Giang, mình vô tình đọc được bài thơ " Màu mực tím" của tác giả thấy quen quen, nhớ ra lúc nhỏ mình hay đọc trong quyển chép thơ của mẹ, giờ đọc lại thấy hay quá, lúc nhỏ chỉ đọc vậy thôi, thậm chí là thuộc được một đoạn trong bài thơ nhưng chẳng cảm nhận được sâu sắc như bây giờ.
   
Mực tím phai rồi anh vẫn nhớ
Mùa hoa điệp nở, mộng ngày xanh
KG


Tôi đã tương tư màu mực tím
Từng ngày mới viết chữ A, B
Cong queo dòng bút tình thơ dại
Chữ nghĩa đẹp trong nét vụn về
Mỗi lần trái mồng tơi chín
Anh hái làm mực tím
Tặng cô bạn nữa ve bầu
Cô đem mực tím nhuộm màu áo thơ
Từ ngày nhuộm áo màu tim tím
Bè bạn gặp em ở cổng trường
Thường gọi : Này cô em áo tím
Cho anh nhểu mực viết văn chương

Mỗi lần tan học tung tăng bước
Em đụt mưa chiều trú nắng trưa
Dưới lá mồng tơi râm bóng mát
Ngồi nghe mẹ kể chuyện đời xưa
Mẹ nghèo chăm bón vồng khoai tím
Hái lá mồng tơi bán chợ làng
Đổi gạo mua đèn cùng giấy mực
Nuôi con ăn học , mấy năm trường .

Từ lúc em vào trường áo tím
Riêng anh thi học rớt trường tư
Khác trường, khác lớp, tình chưa ngỏ
Ký ức ngày xanh ... lớp bụi mù .
Mẹ không phiền trách anh thi rớt
Nhưng thoáng nét buồn trong mắt sâu
Vẫn bán lá khoai mua giấy mực
Nuôi con chờ đợi mùa thi sau .

Để tự trách mình anh cạo trọc
Học trò thi rớt hoá nhà sư
Đèn chong từ đó soi trang sách
Chữ nghĩa tương tư mắt học trò .

Sợ lỡ mùa thi mẹ lại già
Gánh hàng oằn nặng, quãng đường xa
Bóng chiều nghiêng xế trên lưng mẹ
Con học đợi ngày chiếm thủ khoa .

Bên song cửa sổ ngôi nhà cổ
Khi mẹ gánh hàng họp chợ đông
Con ngỡ trong hồn , hoa phượng nở
Đẹp thay trang sách dưới đèn chong

Sương khuya rơi uớt cánh đồng
Ướt vai áo mẹ , ướt lòng sách đêm
Trăng mờ sáng tựa hoa đèn
Mẹ lo cơm áo , con tìm công danh .

Mùa thi ấy con vừa thi đỗ
Thì bóng từ thân đã khuất rồi
Ai đẩy xe tang chầm chậm lại
Chờ hoa phượng rụng phủ quan tài

Mẹ buông gánh nợ đời đi vội
Cát bụi quay cuồng theo bánh xe
Ví biết mẹ già sao mất sớm
Con tìm danh vọng để làm chi

Mây Tần từ đó thành mây trắng
Con ngỡ mây tan : tóc mẹ hiền
Ngước mắt nhìn mây con vẫn ngỡ
Mẹ mình họp chợ chốn cung tiên .


------

Kiên Giang 

Tiền và lá


TIỀN VÀ LÁ

Tuổi thơ tóc để gáo dừa
Tuổi thơ mẹ bắt đeo bùa cần ong
Hai ta cùng học vỡ lòng
Dắt tay nhau giữa cánh đồng cỏ xanh

Hai nhà chung một mái tranh
Chia vui từng trái ngọt lành có nhau
Đêm cùng đón ánh trăng cao
Ngồi bên giếng ngọc đếm sao trên trời

Em moi đất nặn hình người
Anh thơ thẩn nhặt lá rơi làm tiền
Mỗi ngày chợ họp mười phiên
Em ngồi mang bán lấy tiền lá rơi

Tiền là giấy bạc em ơi
Tiền là giấy bạc của đời làm ra
Người ta giấy bạc đầy nhà
Cho nên mới được gọi là chồng em!

Bây giờ mỗi buổi chiều lên
Tôi gom lá đốt, khói lên ngút giời...
Người mua đã bị mua rồi
Chợ đời ngồi họp, mình tôi mua gì?

Nguyễn Bính

Ai trong đời ít nhất cũng một lần ngây ngất men say tình yêu. Bởi thế mà nhân loại đã sinh ra những nhà thơ sở trường làm thơ tình. Nhưng tình yêu dẫu có là niềm say mê nhất thì nó vẫn phải chịu sự chi phối phiền toái của nhân sinh, của cuộc đời. Thơ tình thuần túy chỉ riêng nói về tình yêu. Không gian nghệ thuật của loại thơ này thường thiên về hướng nội hơn là hướng ngoại. Có một thứ thơ tình khác không thiên về biểu hiện các sắc thái tình yêu mà mượn tình yêu để nói đến chuyện đời, đến nhân tình thế thái.

Bài thơ “Tiền và lá” của Nguyễn Bính (được phát hiện và được đăng trong một số báo Nhân Dân chủ nhật) thuộc về thứ thơ tình thứ hai đó đã làm cho người đọc sửng sốt không phải bởi câu chữ tân kỳ mà bởi cách nhìn nghiệt ngã về hiện thực.

Xin được mở ngoặc để nói thêm ở đây rằng, nhà thơ - soạn giả kịch bản cải lương Kiên Giang cũng có một bài thơ mang tên “Tiền và lá” làm năm 1948. Giữa Kiên Giang và Nguyễn Bính đã nảy sinh một tình bạn thơ thân thiết vào những năm cuối của thập niên 40 và theo Kiên Giang, bài thơ “Tiền và lá” của Kiên Giang đã được Nguyễn Bính sửa cho vài chữ (“Thi sĩ Nguyễn Bính trong hồi ức của nhà thơ - soạn giả Kiên Giang”, Túc Hạnh ghi lại - Báo điện tử VietNamNet, ngày 16-12-2003). Đối chiếu giữa hai bài “Tiền và lá”, một gắn với tên tuổi Nguyễn Bính, một gắn với Kiên Giang dễ thấy rằng, hai bài thơ có cùng chung tứ thơ và nhiều câu thơ na ná giống nhau, nhưng bài “Tiền và lá” gắn với Nguyễn Bính có số câu ít hơn (20 câu), trau chuốt hơn, còn bài “Tiền và lá” gắn với Kiên Giang có số câu nhiều hơn (24 câu) và ít trau chuốt hơn. Trong khi chờ đợi ý kiến của các bậc thức giả, các nhà văn bản học lý giải vì sao có hai bài thơ “Tiền và lá” gắn với hai tác giả như vậy, trong phạm vi bài bình này, chúng tôi xin được sử dụng văn bản “Tiền và lá” được các sách báo cho là của Nguyễn Bính (Cuốn chuyên luận “Nguyễn Bính, thi sĩ của đồng quê” của giáo sư Hà Minh Đức, NXB Văn học, 2002, phần tuyển chọn thơ Nguyễn Bính đã in bài thơ “Tiền và lá” ở trang 211).

Bài thơ “Tiền và lá” không viết về tình yêu bột phát kiểu “tiếng sét”. Tình yêu ở đây được chuẩn bị tiệm tiến từ tình bạn tuổi ấu thơ. Nhà thơ dựng dậy tuổi thơ đến từng chi tiết tế vi nhất như người họa sĩ tỉ mẩn đến từng góc cạnh của đường nét bức tranh:

Tuổi thơ tóc để gáo dừa
Tuổi thơ mẹ bắt đeo bùa cần ong

Nhưng đây là tuổi thơ kỳ thú của riêng cậu bé, cô bé mà người đời ít ai có trong những ngày nguyên đán của tuổi đời:

Hai ta cùng học vỡ lòng
Dắt tay nhau giữa cánh đồng cỏ xanh
Hai nhà chung một mái tranh
Chia vui từng trái ngọt lành có nhau

Ở cái tuổi vô tư, trong trắng này, không bị trói buộc bởi tảo hôn nên họ được tảo... yêu nhau, nói khác đi, yêu sớm. Họ chưa hiểu hết ý nghĩa chữ yêu như người lớn, nhưng ai dám chắc họ không biết yêu khi đã biết hướng vọng đến trăng sao:

Đêm cùng ngắm ánh trăng cao
Ngồi bên giếng ngọc đếm sao trên trời

Yêu quá mất rồi! Tản Đà chẳng đã từng thú nhận mình là “nòi tình”, bệnh đa tình phát khởi từ thuở lên năm đó sao? Sao có thể tin ở Tản Đà, mà lại cho những việc làm của cô bé, cậu bé này chỉ là chuyện trẻ con:

Em moi đất nặn hình người
Anh thơ thẩn nhặt lá rơi làm tiền
Mỗi ngày chợ họp mười phiên
Em ngồi mang bán lấy tiền lá rơi

Bài thơ diễn tả tình yêu mà không hề nói đến tiếng “yêu”, đấy là điểm đặc sắc. Lý do không dùng từ “yêu” ở đây chắc chắn không phải vì nhà thơ tránh sống sượng với đối tượng mới lớn. Lý do ở đây không gì khác ngoài cách làm duyên nghệ thuật của nhà thơ để biểu đạt “ăn ý” với tiếng lòng thầm kín của đôi lứa.

Bài thơ không dừng lâu trong dòng cảm xúc về tuổi thơ. Hai tiếng “giấy bạc” vọng lên thảng thốt ba lần trong mấy câu tiếp như tín hiệu cảnh giới một tai họa nhãn tiền:

Tiền là giấy bạc em ơi
Tiền là giấy bạc của đời làm ra
Người ta giấy bạc đầy nhà
Cho nên mới được gọi là chồng em

Dứt tiếng “giấy bạc” lặp lại lần ba, dòng cảm xúc về tuổi thơ đến đây bị đoản mạch bằng câu thơ: “Cho nên mới được gọi là chồng em”. Mấy từ “mới được gọi” vang lên trang trọng có vẻ tưởng tôn lên giá trị người con gái, nhưng thực ra đã bóc trần sâu sắc cảnh tình đời “trượt giá”. Đây là lối nói ngược rất thần tình, thâm thuý, sâu cay. Câu thơ mang một chất giọng chua chát này nằm ở vị thế độc đáo trong toàn bài. Nó đóng và mở hai trạng thái tâm lý nối tiếp đối nghịch nhau được diễn tả trong bài thơ: yêu và hận, vui tươi và chua xót. Nó là điểm đột phá để không gian nghệ thuật bài thơ chuyển từ hướng nội (nhà thơ ôn lại kỷ niệm bằng phương thức trần thuật ở ngôi thứ hai: Anh, em) sang hướng ngoại (nhà thơ nói với cuộc đời bằng chính ngôn ngữ tác giả ở ngôi thứ nhất: Tôi).

Tôi có cô bạn gái vốn yêu thơ Nguyễn Bính. Được tôi đọc cho nghe “Tiền và lá”, cô bạn gái tâm sự: “Nghe bài thơ Nguyễn Bính mới được phát hiện này, em sửng sốt tự phản tỉnh về cách nghĩ, cách sống của mình thời gian qua, thậm chí em sửng sốt tự vấn có lúc nào mình đã quên sống đúng nghĩa với danh dự mình mang chưa? Hay là mình đã bán danh đi cho cái chợ đời nọ trong thơ Nguyễn Bính:

Người mua đã bị mua rồi
Chợ đời ngồi họp mình tôi mua gì?

Đọc “Tiền và lá” để tự tẩy rửa tâm hồn mình trên hành trình vươn tới chân, thiện, mỹ, lấy lại những gì đã lỡ đánh mất, đã “trượt giá”, tưởng không phải chỉ là cái thú văn chương mà thôi.


Nguyễn Hoàn
(Nguồn: Văn nghệ Sông Cửu Long)
       

Hoa trắng thôi cài trên áo tím

HOA TRẮNG THÔI CÀI LÊN ÁO TÍM
Kiên Giang

Lâu quá không về thăm xóm đạo
Từ ngày binh lửa cháy quê hương
Khói bom che lấp chân trời cũ
Che cả người thương nóc giáo đường
Mười năm trước em còn đi học
Áo tím điểm tô đời nữ sinh
Hoa trắng cài duyên trên áo tím
Em còn nguyên vẹn tuổi băng trinh
Quen biết nhau qua tình lối xóm
Cổng trường đối diện ngó lầu chuông
Mỗi lần chúa nhật em xem lễ
Anh học bài ôn trước cổng trường
Thuở ấy anh hiền và nhát quá
Nép mình bên gác thánh lầu chuông
Để nghe khe khẽ lời em nguyện
Thơ thẩn chờ em trước thánh đường
Mỗi lần tan lễ, chuông ngừng đổ
Hai bóng cùng đi một lối về
E lệ em cầu kinh nho nhỏ
Thẹn thùng, anh đứng lại không đi
Sau mười năm lẽ anh thôi học
Nức nở chuông trường buổi biệt ly
Rộn rã từng hồi, chuông xóm đạo
Khi nàng áo tím bước vu quy
Anh nhìn áo cưới mà anh ngỡ
Chiếc áo tang liệm kín khối sầu!
Hoa trắng thôi cài trên áo tím
Giữ làm chi kỹ vật ban đầu!
Em lên xe cưới về quê chồng
Dù cách đò ngang cách mấy sông
Vẫn nhớ bóng vang thời áo tím
Nên tình thơ ủ kín trong lòng
Từ lúc giặc ruồng vô xóm đạo
Anh làm chiến sĩ giữ quê hương
Giữ màu áo tím, cành hoa trắng
Giữ cả trường xưa, nóc giáo đường
Giặc chiếm lầu chuông xây ổ súng
Súng gầm rung đổ gạch nhà thờ
Anh đem gạch nát, xây tường lủng
Chiếm lại lầu chuông, giết kẻ thù
Nhưng rồi người bạn đồng song ấy
Đã chết hiên ngang dưới bóng cờ
Chuông đổ ban chiều, hồi vĩnh biệt
Tiễn anh ra khỏi cổng nhà thờ
Hoa trắng thôi cài trên áo tím
Mà cài trên nắp áo quan tài
Điểm tô công trận bằng hoa trắng
Hoa tuổi học trò, mờ thắm tươi
Xe tang đã khuất nẻo đời
Chuông nhà thờ khóc đưa người ngàn thu
Từ đây tóc rũ khăn sô
Em cài hoa trắng lên mồ người xưa.
*****
28/ 5/ 58

16 thg 12, 2010

Tây Ninh

              Hôm chủ nhật, đi núi Tây Ninh, lần này dẫn Su đi nên mình chụp hơi nhiều hình, thời tiết hơi se lạnh, không có nắng nên đi không thấy mệt lắm. Mà là dịp cuối năm nên người ta đi cũng không đông, đi lên xuống cáp treo không phải chờ đợi nhiều. Sợ nhất là mỗi dịp đầu năm, người ta đông kinh khủng, lên cáp treo có khi phải đợi đến 1, 2 tiếng đồng hồ.